10 điều giúp ích mà bố mẹ có con độ tuổi 6-12 không thể bỏ lỡ

Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình.

(Trích: Sách giáo khoa“ Cùng học để phát triển năng lực”)

Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể hỗ trợ con cái phát triển một cách tốt nhất? Sau đây là 10 tips mách nhỏ cho các bậc phụ huynh không thể bỏ lỡ.

1. Hãy để trẻ sáng tạo.

Ba mẹ nên dạy trẻ tư duy sáng tạo từ khi con còn nhỏ tuổi. Bởi vì điều này sẽ giúp bé phát huy não bộ, nghĩ ra nhiều ý tưởng mới lạ và không bị lệ thuộc vào khuôn khổ truyền thống khi bé đến tuổi đi học.Trẻ có kỹ năng tư duy sáng tạo đồng nghĩa rằng bé có thể suy nghĩ đến nhiều khía cạnh khác nhau của một hiện tượng hoặc vấn đề. Qua đó bé sẽ tìm được nhiều lời giải hoặc cách giải quyết khác nhau trong mọi hoạt động.

2. Giao lưu với bạn bè

Trẻ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè, cả trong và ngoài trường học. Trẻ sẽ phát triển nhu cầu hòa hợp một cách mạnh mẽ (được giống như những người khác) và sự công nhận (được nhìn nhận là duy nhất).

3.  Dành thời gian ở bên và chia sẻ cùng con

Xã hội càng xô bồ thì mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái càng có ít thời gian dành cho nhau. Bố mẹ Việt ngày nay thường phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường, cho cô giáo. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần có thói quen kiên nhẫn lắng nghe những suy nghĩ, mong muốn nguyện vọng của con em mình.

4. Khen thưởng những phát minh sáng tạo

Bố mẹ nên thưởng cho con khi bé có những hành vi mang tính sáng tạo và thể hiện bản sắc cá nhân, phần thưởng không nhất thiết phải là quà mà thay vào đó, hãy biến đây thành cơ hội để phụ huynh và con được gần nhau hơn.5

5.Hãy làm mẫu cho con

Cha mẹ hãy nhớ, dạy con tức là hướng dẫn con từ từ chứ không phải là giảng đạo. Vì thế, tốt nhất là làm mẫu và khuyến khích con làm theo chứ cứ định nghĩa, tính chất, quy luật…thì con sẽ khó có thể hiểu được thông điệp của cha mẹ.

6. Rèn luyện thể dục, thể thao

Thể dục thể thao rất cần thiết đối với trẻ. Tập thể dục không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp trẻ vận động kích thích tư duy sáng tạo.

7.Giao tiếp

Giao tiếp là nền tảng của các kỹ năng xã hội. Trẻ cần giao tiếp với mọi người xung quanh để có thể xây dựng nhiều mối quan hệ, tự tin trình bày quan điểm và thu hút niềm tin của mọi người.

8.Đặt và đạt mục tiêu

Trẻ không cần thiết lập mục tiêu cuộc sống ở tuổi 12 nhưng hãy bắt đầu dạy trẻ đặt mục tiêu trong tương lai gần, phù hợp với độ tuổi. Bằng cách này, chúng sẽ được trau dồi và rèn luyện kỹ năng, cố gắng đạt những mục tiêu dài hạn khi trưởng thành.

9.Để con tự giác trong việc học

Nếu bố mẹ luôn nhắc nhở ngồi cùng kèm con học trẻ sẽ có thói quen ỉ lại. Trẻ coi rằng việc học là của người lớn, bao giờ nhắc thì mới ngồi vào bàn học.

10.Không nên cưng chiều thái quá

Nhiều cha mẹ có suy nghĩ rằng độ tuổi này còn nhỏ nên được chiều chuộng chăm sóc tận tình tuy nhiên nó lại đem lại thói quen xấu cho trẻ. Trẻ thêm huênh hoang, tự cao, trịch thượng, háo danh.

Leave a Comment

Shopping Cart
Scroll to Top